santourgiare.com – Ngoài những điểm tham quan nổi tiếng thì du lịch Lai Châu còn có rất nhiều món ăn lạ, ngon và độc đáo chỉ có tại nơi này. Nếu có thời gian bạn hãy đến với Lai Châu để thưởng thức các món ăn ngon đậm chất núi rùng của miền cao này nhé.

Danh mục nội dung

1. Măng nộm hoa ban

Mặc dù là món gỏi bình thường nhưng độc đáo ở chỗ ăn kèm với hoa ban. Đây là một trong những món ăn tiêu biểu của người dân tộc Thái tại Lai Châu. Nếu có dịp đến mãnh đất này thì nhất định hãy ghé thăm các ngôi làng Thái xinh đẹp để được nghe truyền thuyết hoa ban và thưởng thức đặc sản mùa hoa độc đáo này nhé.

2. Lợn cắp nách

Lợn cắp nách còn có tên khác là thịt heo rừng nướng, đến đây mà chưa thưởng thức được món ăn này thì xem như chưa đến Lai Châu nha. Thịt khá ngọt, thơm và hoàn toàn tự nhiên. Ở Lai Châu có một số quán ăn chuyên về lợn cắp nách như: Mộc Quán hay Sen Hồng Lai Châu hơi bị chất lượng nha. Giá chỉ tầm 50K – 150K thôi.

3. Pa Pỉnh Tộp

Nghe tên lạ lạ vậy thôi chứ nó là món cá suối nướng đó. Cá hoàn toàn tự nhiên nên khi nướng lên ăn sẽ có vị ngọt thơm chuẩn cơm mẹ nấu luôn. Món này là món cổ truyền của người Thái nên đi Lai Châu nhớ ghé các bản làng người Thái để trải nghiệm món này nha.

4. Cá bống vùi gio

Đây là một món ăn khá nổi tiếng của đồng bào người Thái trắng tại bản Vàng Pheo – Phong Thổ – Lai Châu. Người dân ở đây thường rất ưa cái hương vị đậm đà của các món nướng như: Pa pỉnh tộp, rêu nướng… và không thể không kể đến món cá bống vùi gio.

Cá bống nơi này thường được bắt ở các con sông, con suối, con nào cũng to bằng ngón tay trỏ của người lớn. Khi thưởng thức món ăn bạn cảm nhận được mùi thơm đặc biệt của các gia vị núi rừng được pha chộn 1 cách hoàn hảo, vị ngậy mà không béo cuả cá, và mùi thơm nhè nhẹ của lá dong nướng. Món cá bóng này vừa có thể là món nhắm rượu cũng có thể là món ăn cùng cơm nóng hoặc xôi đều hấp dẫn.

5. Xôi tím

Cũng là xôi được nấu từ gạo nếp, nhưng xôi của người Lai Châu lại có màu khá đặc biệt của cây khẩu cắm. Màu tím đặc trưng đã làm cho xôi ở đây dường như trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn những loại xôi khác. Ngoài ra, cách nấu xôi với phương pháp đặc biệt càng làm tăng “chất lượng” của xôi tím. Khi nấu xôi người dân ở đây sẽ không đồ bẳng chõ gỗ bình thường mà phải là gỗ cây sung khiến làm cho xôi nấu ra có mùi thơm nưng nức, hạt dẻo đều, không dính.

6. Nộm rau dớn

Để chế biến được món nộm rau dớn vừa ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của dân tộc Thái này, người ta thường chỉ hái những ngọn rau dớn cong non, là bánh tẻ, sau đó rửa sạch, phơi nắng cho tái. Tiếp đó cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ, sau khoảng thời gian 20 phút. Để rau chín và giữ được màu xanh. Ở công đoạn này, nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc để giữ vị bùi bùi, ngọt ngọt của món nộm.

Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được. Món nộm rau dớn khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt.

7. Canh tiết lá đắng

Lá đắng – là một đặc sản tại vùng đất Lai Châu, thứ lá rừng này được người dân mến mà đem trồng vườn nhà là thành phần không thể thiếu cho món canh đặc sản hiếm nơi có đó chính là Canh lá đắng. Món ăn cũng chẳng phức tạp gì, chỉ cần ít phổi lợn băm nhỏ, miếng tiết và vài thứ rau thơm cùng với nắm lá đắng vò nát là đủ.

Canh lá đắng nấu như bình thường, sau khi nước sôi, cho tất cả các thành phần vào nấu chín. Lần đầu ăn sẽ ấn tượng ngay với vị đắng, chát khiến tê tê nơi đầu lưỡi. Tuy nhiên, chính vị đắng ấy lại khiến nhiều người nghiện. Khi ăn sẽ thấy canh ngoài vị đắng khó chịu còn ngọt, bùi, thơm và ngậy lắm. Canh lá đắng được ưa thích vừa vì ngon, vừa vì có tác dụng giải rượu và chữa được bệnh về tiêu hóa.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Lai Châu tự túc từ A-Z, đi đâu, chơi gì, ở đâu ?
  • Những tọa độ check-in khó lòng bỏ qua khi đến Lai Châu