Santourgiare.com – Nói đến du lịch Hải Dương chắc chắn không thể nhắc đến những món ngon đặc sản nổi tiếng như vải thiều Thanh Hà, bánh đậu xanh, bánh gai Ninh Giang,… Nếu có cơ hội đến với mãnh đất này thì bạn nhất định không được bỏ qua nhé.
Danh mục nội dung
1. Vải thiều Thanh Hà
Đây la một đặc sản mùa vụ rất nổi tiếng của Hải Dường nói riêng và của Việt Nam nói chung. Khi những tiếng he cất tiếng báo hiệu mùa hè đến cũng là lúc vườn vải nhuộm một màu đỏ sậm. Cũng từ khi ấy, khắp các con đường đổ vào các thị trường tiêu thụ lớn đều tràn ngập màu đỏ của vải. Nếu tháng 5 bạn có mặt ở Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương bạn sẽ thấy làng quê như có hội. Trái vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong sẽ là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát thanh thanh, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi trên môi.
2. Bánh dày Gia Lộc
Khách qua đường dừng chân lại thị trấn Gia Lộc (Hải Dương) thường ăn chiếc bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân. Đôi khi, chỉ một lần thưởng thức rồi nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé nơi này. Thưởng thức thứ bánh này, bạn sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận dư vị đậm đà của hương nếp trong từng miếng bánh quyện vơi hương thơm lá chuối. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén, ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương.
3. Bánh đậu xan
Đây là một loại bánh ngọt truyền thống rất nổi tiếng của Hải Dương, bánh được làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường cùng với dầu ăn hoặc mỡ heo ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20. Bánh được cắt thành các hình khối lập phương nhỏ, hoặc hình tròn,… có màu sắc vàng tươi, mịn và thơm nức. Mỗi khi thưởng thức, bỏ từng miếng bánh đậu xanh vào trong miệng bạn có thể cảm nhận được những tinh túy của đất trời, hương thơm của bánh đang tan dần trong miệng mà dư âm của nó vẫn còn phảng phất mãi không thôi.
4. Bánh gai Ninh Giang
Chiếc bánh gai được làm từ bột nếp, đậu xanh, ăn dẻo và thơm thì ai cũng biết nhưng bánh gai Ninh Giang lại mang một hương vị rất riêng của vùng đất Hải Dương. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa cùng với lá gai giã nhuyễn, tạo màu đen huyền hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ vùa xốp và mịn. Bánh gai cũng đòi hỏi bạn phải biết cách thưởng thức, cắn từng miếng nhỏ để ngọt tan nơi đầu lưỡi. Mùi thơm của lá gai, độ sần sật của mứt bí và ngậy của mỡ lợn khiến người ta phải nhâm nhi chầm chậm từng chút một.
5. Bún cá rô đồng
Món bún cá rô đồng có thể tìm thấy bất cứ nơi nào nhưng để thưởng thức được món bún cá rô vừa thơm, vừa hấp dẫn, vừa mang đậm hương vị thì bạn phải về Hải Dương. Cá rô béo mua về làm sạch và được chia làm hai phần, một phần để nấu nước dùng và phần còn lại để bày ra tô.
Khi cá xào xong, bún được bày ra tô, sắp lên ít thịt cá đã xào thơm, thêm một ít hành tiêu, chan vào nước dùng nóng vào tô. Sau đó dọn ra bàn cùng với nước mắm nguyên chất có vài khoanh ớt cùng đĩa rau thơm, bông chuối, rau muống là đã có một bữa ăn ra trò. Món ăn tuy dân dã nhưng cũng không kém phần công phu được người dân nơi này đặc biệt yêu thích.
6. Chả rươi
Để là được món chả rươi này cần phải có những nguyên liệu gồm: rươi, thịt lợn được xay nhuyễn, vỏ quýt, hành hoa, trứng gà, thì là và một chút ớt tươi giã nhỏ chủ yếu lấy mùi chứ không để quá cay. Gia vị khi ăn gồm có hạt tiêu bột, nước mắm pha với chanh, ớt. Khi thưởng thức món chả rươi vừa béo ngậy, thơm mùi thì là, đắng đắng vỏ quýt, cay nhẹ, tuyệt ngon, đây là món ăn hảo hạng của những ngày cuối thu tại xứ Bắc.
7. Bánh đa gấc Kẻ Sặt
Đây là một đặc sản không thể bỏ qua khi đến với Hải Dương. Nguyên liệu làm bánh gồm: gạo, đường, vừng, lạc, dừa thái mỏng và hương vị gừng tươi. Khi thưởng thức, bánh sẽ có vị bùi của gạo, xen lẫn với đó là vị thơm của lạc, vừng dừa, cùng với vị ấm của gừng tươi sẽ khiến cho thực khách thấy tê tê đầu lưỡi. Tuy nhiên, chính vị bùi và béo của bánh khiến nó đặc biệt hơn những loại bánh đa thông thường.
8. Bánh cuốn
Bánh cuốn Hải Dương mỏng, mềm và dai. Vốn làm từ bột lọc nên người ăn phải nhẩn nha. Thưởng thức như thế mới thấy hết cái khéo léo khi điều vị của người pha nước chấm và mới thấy được kỳ công của người làm bánh. Các công đoạn tráng bánh hẳn ở đâu cũng giống nhau cả. Ấy là dàn đều một lớp bột loãng trên xửng hấp bằng vải mỏng căng trên nồi nước đang sôi sùng sục.
Úp vung một lát, chờ bánh chín rồi khéo léo gỡ bánh ra. Người làm bánh nhanh tay quét một lớp mỡ nước mỏng tang, sao cho vừa đủ để bánh không dính vào nhau, không béo mà lại làm bánh ánh lên một màu hấp dẫn gọi mời thực khách.