Santourgiare.com – Du lịch Thái Nguyên không chỉ là vùng đất với nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều khu di tích lịch sử, nơi đây còn có văn hóa ẩm thực vô cùng độc đáo với nhiều đặc sản mang đậm tinh hoa núi rừng. Nếu bạn có dịp đến với mãnh đất này thì đừng quên khám phá nét ẩm thực độc đáo nơi này nhé.
Danh mục nội dung
1. Bánh Cooc Mo
Bánh Cooc Mò còn có tên khác là bánh sừng bò, đây là loại bánh truyền thống khá nổi tiếng của người dân Thái Nguyên. Những chiếc bánh cooc mò sau khi luộc có màu xanh nhạt, bóc lớp lá ra nhận thấy ngay mùi thơm của nếp quyện với mùi lá vô cùng hấp dẫn.
2. Xôi ngũ sắc
Xôi được làm từ gạo nếp nương mang lại vị dẻo, ngọt, thơm đặc trưng. Trước khi đồ xôi, người ta ngâm gạo với những loại nước lá khác nhau để tạo màu. Xôi có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm, bùi, khi ăn thường chấm cùng với vừng cho dậy vị.
3. Bánh ngải Thái Nguyên
Đây là loại bánh đặc sản của người Tày ở Thái Nguyên. Bánh được làm từ bột gạo nếp với lá ngải. Về hình thức bánh trông rất giống với bánh giày chúng ta thường ăn nhưng có màu xanh tự nhiên do làm từ lá ngải. Khi ăn bánh rất dẻo, có vị bùi, thơm mùi lá ngải đặc trưng.
4. Bánh chưng bờ đậu
Được nhiều người coi là đại diện cho ẩm thực Thái Nguyên. Về nguyên liệu thì vẫn không khác so với loại bánh truyền thống là mấy nhưng nét riêng của loại bánh này lại nằm ở cách gói và bước luộc bánh đặc trưng riêng của những người làm bánh xứ này. Để hiểu được tại sao món bánh này lại nức tiếng như thế chi bằng đến tận nơi để tự lí giải về độ đặc sắc của món bánh này ngay thôi!
5. Cơm lam
Đây là món ăn khá thổ biến tại vùng cao trong đó có Thái Nguyên, dù đi làm nương hay vào rừng người ta đều đốt cơm lam mang theo. Gạo nếp nương ngâm kỹ, đổ vào những ống tre tươi bánh tẻ rồi nút lá dong tươi, dựng nướng trong đống lửa. Khi vỏ ống tre cháy xém có mùi thơm nếp hương tỏa lan là cơm lam đã chín. Chờ ống cơm lam bớt nóng, dùng dao sắc vót dần lớp ngoài ống tre sao cho vẫn giữ được lớp màng tre non. Cơm lam chín dẻo, thơm lừng ăn với muối lạc đảm bảo các bạn sẽ khó mà quên.
6. Măng đắng Ngàn
Món măng này được người dân Thái Nguyên gọi là măng Ngàn Me bởi nó được lấy từ rừng Ngàn Me về. Măng đắng được bày bán khá nhiều ở chợ Chùa Hang, Đồng Hỷ và dọc QL.1B đoạn qua với cầu Gia Bẩy.
Không giống như nhiều loại măng khác, măng đắng ngàn me chỉ nhỏ cỡ bằng ngón tay người lớn. Cách chế biến đơn giản nhất chính là luộc măng chấm với muối ớt hoặc mắm tôm chanh. Nếu không muốn ăn luộc có thể chế biến măng thành nhiều món: xào, nấu canh… mỗi món ăn lại có một vị hấp dẫn riêng.
7. Bánh tro
Còn tên gọi khác là bánh gio, bánh nẳng, đây là thứ bánh dân dẫ mà bà con người Kinh, Tày, Sán Chay,… nơi đây thường làm. Gạo nếp ngâm kỹ trong nước tro đốt từ cây vừng và một số cây cỏ khác xong dùng lá chít hoặc lá dong gói thành bánh, đem luộc chín. Bánh tro được ăn nguội, chấm với mật mía hay mậ tong, vị hơi nồng cho cảm giác mát dịu nơi dầu lưỡi.
8. Nem chua Đại Từ
Khi nói đến nem chua,chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Thanh Hóa mà ít ai biết trên vùng đất Thái Nguyên này cũng có một vùng làm nem chua ngon không kém, đó là ở huyện Đại Từ. Tuy nhiên không phải ở xã nào của Đại Từ cũng có mà nem chua chỉ có ở 3 xã: Văn Yên, Ký Phú và Yên Mỹ.
Không giống với các loại nem chua khác có thể bóc ra là có thể ăn được ngay, nem chua Đại Từ cần có một thao tác nhỏ nữa đó là nướng bằng than củi hoặc lăn qua chảo mới có thể ăn được. Với thành phần gồm có: thịt nạc mông, rượu, hạt tiêu, tỏi, thính và lá ổi, mỗi chiếc nem được gói cẩn thận bằng lá chuối và có thể được đến vài ngày.