Dulichthaiduong.com – Nếu bạn thấy Đà Lạt đã quá quen thuộc khi đến với mãnh đất Tây Nguyên rồi thì hãy thử một lần đến với Gia Lai nhé, nơi có nhiều nét độc đáo đang chờ bạn đến khám phá.
Danh mục nội dung
1. Thời điểm thích hợp để đến du lịch Gia Lai ?
Nằm trong vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa nên Gia Lai có độ ẩm cao và lượng mưa lớn, thời tiết không có bão. Khí hậu được chia làm 2 mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 – 10 hàng năm và Mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau. Vào mùa mưa thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc cả ngày nên sẽ khó khăn cho việc di chuyển.
Mùa khô, đặc biệt là những tháng cuối năm như tháng 11 – 12, bởi vì lúc này lúa chín vàng trên các nương rẫyi, hoa dã quỳ khoe sắc trên các nẻo đường cũng làm cho núi rừng Tây Nguyên rực rỡ hơn. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống của các đồng bào dân tộc nơi này diễn ra như: liên hoan cồng chiêng, lễ mừng lúa mới, lễ ăn cơm mới, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả,…
Vào thời điểm tháng 3 đây cũng là thời gian mà bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của Gia Lai trên các nương rẫy khi hoa cà phê nở và sâu bướm nở nên bướm vàng bay đầy trời.
2. Phương tiện di chuyển đến Gia Lai ?
Di chuyến bằng máy bay
Hiện tại có các đường bay từ Hà Nội, Đà Nẵng và Tp.HCM đến với Gia Lai với mật độ 1 chuyến/ngày. Sân bay Pleiku cách trung tâm thành phố chừng 4km, nên bạn dễ dàng di chuyển về thành phố bằng taxi.
Những chuyến bay tới Gia Lai thường có giá khá cao hơn so với các tỉnh thành khác tại Tây Nguyên khác nên nếu bạn đang có dự định đến du lịch Gia Lai thì nên đặt trước vé để có giá tốt nhé. Đây là phương án giúp bạn tiết kệm được thời gian di chuyển rất nhiều đấy.
Di chuyển bằng xe khách
– Từ Hà Nội: Bạn có thể lựa chọn các hãng xe như: Quân Trung, Hồng Hải, Việt Hưng,… mỗi ngày đều có 2 chuyến xuất phát vào buổi sáng và chiều tại bến xe Giáp Bát.
– Từ Tp.Hồ Chí Minh: Có rất nhiều hãng xe có chặng đến với Gia Lai như: xe Hoa Châu, Tứ Loan, Phú Hưng, Nam Phong, Cô Hai, Việt Tân Phát. Giá vé từ 200k – 300k/người. Bạn nhớ nói điểm xuống trước khi lên xe vì nhiều xe bến cuối không phải ở Gia Lai. Có nhiều chuyến có cả ghế ngồi và giường nằm, tuỳ theo bạn muốn đi ban ngày hay buổi tối, mất 8 tiếng để di chuyến.
Di chuyển bằng phương tiện cá nhân
Tại Tp.HCM hay các tỉnh gần Gia Lai, bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô để thoải mái trong quá trình vừa vừa chủ động thời gian và tham quan.
– Tuyến thứ nhất: quảng đường chừng 635km và dành cho cả người đi xe máy và ô tô: Từ nội thành Tp.HCM bạn xuất phát theo hướng cầu Sài Gòn rồi di chuyển đi vào xa lộ Hà Nội rồi đi thẳng theo đường Võ Nguyên Giáp. Đi hết đoạn đường Võ Nguyên Giáp khoảng đến ngã ba Dầu Giây rồi rẽ trái vào QL.20. Sau đó chạy thẳng theo hướng đường QL.20 đến địa phận tỉnh Lâm Đồng. Từ đây, bạn tiếp tục đi theo hướng QL.27 đến với Buôn Ma Thuột. Từ Tp.Buôn Ma Thuột, bạn hành trình tiếp theo hướng QL.14 chừng 110km nữa là đến địa phận tỉnh Gia Lai.
– Tuyến thứ hai: khoảng 645km và chỉ dành cho ô tô: Từ trung tâm Tp.Hồ Chí Minh bạn di chuyển theo hướng hầm Thủ Thiêm, sau đó tiến vào cao tốc Tp.HCM đoạn đi quaLong Thành – Dầu Giây. Khi đi hết đường cao tốc, các bạn rẽ trái đi vào QL.1 rồi rẽ phải vào QL.20 đến địa phận tỉnh Lâm Đồng. Từ đây bạn tiếp tục đi theo hướng chỉ dẫn như của tuyến đường thứ nhất là sẽ đến Gia Lai.
Lưu ý: đường đi ở các tỉnh Tây Nguyên khá hẹp và nhiều đèo, dốc, các bạn cần chú ý tốc độ, tầm nhìn và cẩn thận với xe khách ngược chiều chạy rất ẩu. Nên mang đầy đủ các loại giấy tờ xe và chấp hành đúng luật giao thông đường bộ, chạy đúng tốc độ quy định (có khá nhiều địa điểm bắn tốc độ).
Nếu bạn muốn hỗ trợ thêm về vé máy bay hoặc giá vé xe khách đến Gia Lai có thể liên hệ với Du Lịch Thái Dương qua: (0913556427 để đặt dịch vụ )
3. Lưu trú tại Gia Lai ?
Nếu bạn muốn ở gần trung tâm để thuận tiện cho việc đi lại và ăn uống, thì nên chọn những khách sạn nằm trên đường: Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Phạm Văn Đồng và đặc biệt là khu vực tại phường Diên Hồng – là nơi có khu chợ lớn và sầm uất nhất Gia Lai. Một số khách sạn tiêu biểu là: Hoàng Anh Gia Lai, Pleiku hay Ialy. Nếu bạn muốn tìm kiếm khách sạn giá phù hợp với túi tiền, các bạn có đến gần bến xe Đức Long hoặc một sô khách sạn trong trung tâm.
Nếu bạn muốn được hỗ trợ thêm thông tin về khách sạn giá rẻ tại Gia Lai có thể liên hệ với chúng mình qua: 0913556427 để đặt dịch vụ .
4. Địa điểm tham quan tại Gia Lai
Biển hồ (Hồ T’Nưng)
Biển Hồ là tên gọi khác mà mọi người đặt cho hồ T’Nưng -đây là một trong trong những hồ nước tự nhiên đẹp nhất khu vực Tây Nguyên. Được hình thành từ một miệng núi lửa, Hồ T’Nưng rộng đến mức đứng giữa hồ cũng không thể thấy bờ đâu, bởi thế người ta coi Biển Hồ như đôi mắt của thành phố Pleiku xinh đẹp và thơ mộng.
Mặc dù được gọi là Biển Hồ nhưng nằm trên núi, đứng từ bờ nhìn ra xa bạn có thể trông thấy một màu xanh bất tận của nước hồ trong vắt, gió biển hòa với gió núi mát rượi tạo một cảm giác thật sảng khoái. Để khám phá vẻ đẹp Biển Hồ T’Nưng, không gì hơn là tự mình đạp xe qua những cánh rừng già Tây Nguyên, tận hưởng cảm giác tự do tự tại của vùng đất đỏ.
Chùa Minh Thành
Chùa Minh Thành được xây dựng theo lối kiến trúc Đài Loan rất là độc đáo mới mới lạ giữa vùng đất Tây Nguyên. Nơi đây rất thu hút khách du lịch vì có một tòa tháp khổng lồ tọa lạc trong một khuôn viên khá đồ sộ nằm tại số 348 Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú. Trong chùa, các chi tiết kiến trúc, điêu khắc đều có dấu ấn riêng. Ngoài chùa Minh Thành ra, tại Tp.Pleiku còn có Chùa Bửu Nghiêm tại đường Lý Thái Tổ cũng là một điểm đến với cửa phật được nhiều du khách ghé qua.
Núi Chư H’Rông (Núi Hàm Rông)
Hay còn gọi là núi Chư H’Rông, ngắm nhìn thành phố Pleiku từ trên cao là một cảm giác hết sức thú vị mà bạn nhất định phải thử một lần. Nằm cách Tp.Pleiku 7km, bạn đi xe máy lên được tới đỉnh núi, xin phép với các chú bộ đội đang đóng quân trên đó để có thể leo lên đài quan sát. Đường lên núi Hàm Rồng hai bên có rất nhiều hoa dã quỳ nên vào cuối năm thì con đường này có thể nói là đẹp trên cả tuyệt với luôn.
Hồ thủy điện Yaly
Từ khu vực Biển Hồ, đi xa hơn về phía Kon Tum, các bạn có thể tham quan một địa danh nổi tiếng từ lâu đời, đó chính là Hồ Thủy điện Yaly, vé vào cửa là 30k/ 1 người. Thủy điện Yaly từ lâu đã biến khu vực này thành một lòng hồ rộng lớn với cảnh quan thiên nhiên vô cùng thơ mộng và hùng vĩ giữa xứ đại ngàn. Đây là công trình hồ thủy điện lớn thứ 2 của nước ta, sau hồthủy điện Hòa Bình.
Các bạn đi xe máy thì sẽ không thể chạy vào trong đập được. Mà phải thuê xe ô tô 4 chỗ với giá 200k/xe ở gần đó để đi vào đập Thủy điện, ngắm nhìn từ trên cao hoặc vào tham quan khu vực tuabin. Đường vào Thủy điện đẹp, dễ đi nhưng nếu các bạn đi từ hướng Kon Tum sang Pleiku thì nên chú ý biển chỉ đường nhé. Tốt nhất là nên hỏi người dân xem đi đường đó đã đúng chưa tránh trường hợp đi lạc đường nhé.
Thác Phú Cường
Nằm tại huyện Chư Sê, cách Tp.Pleiku hơn 40km, thác Phú Cường là thác nước cao nhất Tây Nguyên, được ví như dải lụa mềm mại vắt ngang núi rừng Tây Nguyên,
Thác Phú Cường chảy trên nền nham thạch của một ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động từ lâu và có độ cao 45m nên ngắm nhìn thác từ bên dưới khiến bạn sẽ cảm thấy hết sức ngoạn mục. Thác nước có dòng chảy khá dữ, trước đây để xuống thác phải đu dây khoảng 200m, hiện nay nơi này đã có đường đi xuống thác. Tuy nhiên, đá ở thác rất trơn, nước chảy lại xiết nên các bạn nhớ phải cẩn thận, không nên vì muốn chụp ảnh thác mà quá mạo hiểm. Dịch vụ phổ biến nhất ở hồ này là đi thuyền máy trên hồ và ăn cá lòng hồ nướng.
5. Đặc sản nổi tiếng tại Gia Lai ?
Phở Hai Tô (Phở Khô)
Đây là một món ăn rất đặc trưng của người dân Gia Lai ngay từ cái tên là phở khô hay còn gọi là phở hai tô. Khi thưởng thức phở bạn sẽ được phục vụ 2 tô lớn với 1 tô thứ nhất là bánh phở và tô thứ hai là nước dùng. Bánh phở ở đây vừa nhỏ vừa săn mịn khi trùng qua nước nóng thì sợi phở nở ra mềm mại hơn. Khi ăn phở hai tô người ta thường ăn kèm: gà xé sợi, bắp bò, thịt heo băm cùng các loại rau sống phổ biến. Giá mỗi suất phở hai tô là từ 25k – 35k.
Bún mắm cua
Bún mắm cua có mặt ở hầu hết các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng nhiều người cho rằng nó có nguồn gốc là của những người Bình Định khi di cư tới Gia Lai thì đã làm ra món ăn này. Đây không phải là món ai ăn cũng thấy thích ngay vì mùi vị đậm của nó. Nước dùng bún cũng được nấu từ cua đồng như Canh bánh đa Cua, Bún riêu cua nhưng điểm khác biệt nhất đó là cua đồng sau khi lọc lấy nước thì nước này được ủ khoảng 1 ngày để lên men, đây chính là lý do tại sao món này lại có mùi vị khác biệt như vậy.
Lẩu lá rừng
Một món ăn mang đậm hương vị thiên nhiên của núi rừng đại ngàn đó chính là lẩu lá rừng. Với thành phần là các loại lá rừng khác nhau không chứa độc tố được lựa chọn kỹ càng làm tăng tính dinh dưỡng và có tác dụng tốt cho sức khỏe. Lẩu lá rừng là món ăn không thể trộn lẫn của người Gia Lai.
Gà tộc, cơm lam
Vùng đất Gia Lai còn có nhiều dân tộc khác nhau sinh sống, vì thế ẩm thực nơi này cũng mang nét văn hoá đa dạng của các dân. Đặc biệt nhất có thể kể đến là món gà tộc, cơm ống lam và rượu cần. Với cái không khí se lạnh, ăn gà tộc chấm cùng muối lá é, có vị thơm và cay nồng cùng rượu cần thì còn gì bằng.
Nếu bạn đến Gia Lai vào mùa mưa, thì nên chuẩn bị các vật dụng: áo mưa, giày dép các loại phù hợp để thuận tiện và tránh đi vào những khu vực suối, thác vì thời điểm này các thác nước ở đây chảy rất xiết, đá trơn, đường mòn cũng ngập bùn đất, lầy lội, rất nguy hiểm cho việc di chuyển nhé!
Có thể bạn quan tâm:
- Những điểm đến nổi tiếng nên ghé tham khi đến với Gia Lai
- Những đặc sản nổi tiếng không được bỏ qua tại Gia Lai