Dulichthaiduong.com – Là mãnh đất nổi tiếng với nhiều ngôi đền, chùa lâu đời mang vẻ đẹp trường tồn của thời gian. Nếu bạn đang có dự định đến du lịch Hải Dương thì không được bỏ qua những kinh nghiệm cần biết trước khi đến với mãnh đất này nhé.
Danh mục nội dung
1. Thời điểm lý tưởng để đến du lịch Hải Dương ?
Hải Dương có nền khí hậu thay đổi khá rõ rệt theo các mùa nên thời gian lý tưởng nhất để du lịch Hải Dương là mùa thu. Mùa hè thì có hơi nắng nóng, song bù lại bạn sẽ được nhìn ngắm và thưởng thức những đặc sản nổi tiếng của vùng đất này là những trái vải tươi ngon nhất đặc biệt là vải ”Thanh Hà”. Mùa đông cho đến đầu xuân thường có thời tiết lạnh giá và mưa phùn, các bạn cũng không nên đi trong thời gian này nhé.
2. Phương tiện di chuyển đến Hải Dương ?
Đi bằng máy bay
Các bạn ở xa có thể bay các chuyến tới sân bay Nội Bài (Hà Nội) hoặc sân bay Cát Bi (Hải Phòng) sau đó di chuyển bằng xe bus hoặc taxi về Hải Dương. Đi bằng máy bay sẽ tiết kiệm thời gian và chỉ mất khoảng 2 tiếng nếu bạn đi từ Tp.HCM.
Nếu bạn muốn được hỗ trợ thêm về thông tin giá vé và hỗ trợ book vé có thể liên hệ với Du Lịch Thái Dương qua: 0913556427 (để đặt dịch vụ )
Đi bằng tàu hoả
Tuyến tàu Hà Nội – Hải Dương thường chỉ có các chuyến ban ngày thôi nhé. Phương tiện tàu hoả phù hợp cho bạn nào có nhiều thời gian và thích cảm giác dừng lại ở các ga thuộc nhiều địa điểm khác nhau.
Đi bằng xe khách
Hiện tại có rất nhiều chuyến xe khách từ khắp các nơi trên cả nước đi Hải Dương. Tại TP.HCM, các bạn có thể lựa chọn nhà xe Hoàng Phong, An Sinh, Thắng Lợi, Nhẫn Việt với giá 650k – 800k. Tuy nhiên lựa chọn này không an toàn và mất nhiều thời gian khi đi một chặng đường xa từ Tp.HCM đến Hải Dương. Với mức giá như vậy, các bạn có thể di chuyển được bằng máy bay nếu đặt vé sớm.
Đi bằng phương tiện cá nhân
Cách Hà Nội 57km nên để đến với Hải Dương các bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy hay xe ô tô riêng vừa được ngắm cảnh hai bên đường vừa được chủ động thời gian tham quan và dừng nghỉ chân. Các bạn lưu ý nên mang đầy đủ giấy tờ xe khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân, chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường bộ nhé.
3. Lưu trú tại Hải Dương ?
Hải Dương có rất nhiều nhà nghỉ, khách sạn với giá cá hết sức hợp lý phù hợp với mọi người. Tùy vào điểm đến của mình mà bạn hãy chọn cho mình khách sạn, nhà nghỉ phù hợp. Các bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau:
– Khách sạn Thanh Bình: 139 Ngô Quyền – Tp.Hải Dương,
– Khách sạn Nam Cường: 10 đại lộ 30 -10 – Tp.Hải Dương,
– Khách sạn Thanh Đông: Km1, Nguyễn Lương Bằng – Tp.Hải Dương,
– Khách sạn Hoàng Nguyên: 444 Nguyễn Lương Bằng – Tp.Hải Dương,
– Khách sạn Tân Hương: 1 Đền Thánh – Tp.Hải Dương,
– Khách sạn Hòa Bình: 8/3 Đền Thánh – Tp.Hải Dương,
4. Địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hải Dương
Quần thể khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc
Là nơi có phong cảnh thơ mộng, hữu tình, có núi, rừng, suối, hồ đan xen, hòa hợp nhau. Suối chảy rì rầm giống như những tiếng đàn cầm vang vọng giữa núi rừng mênh mông. Buổi sáng, sương mờ bao phủ quanh đỉnh núi, để đến buổi trưa lại khoác lên mình tấm áo màu xanh tươi tắn. Du lịch Hải Dương, đến Côn Sơn là bạn được đến một vùng đất huyền bí với bao điều cần khám phá.
Đền Cao An Phụ
Đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, thân phụ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, tên tự là An Phụ Sơn Từ, thuộc xã An sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Đền xây dựng thời Trần, các công trình kiến trúc hiện nay được trùng tu, tôn tạo, khôi phục nhiều hạng mục, mở rộng phạm vi khu di tích xứng với tầm vóc của danh nhân: như đền chính, nghi môn ngoại, nghi môn nội và công trình văn hóa như chùa Tường Vân, tượng đài Trần Hưng Đạo. Lễ hội được tổ chức ngày mùng 1 tháng 4 (âm lịch), kỷ niệm ngày mất của ông, nhân dân thập phương rước lễ vật về đền tế lễ.
Đền Tranh
Còn có tên gọi khác là đền Quan Lớn Tuần Tranh nằm ở gần bến đò Tranh, Tổng Bất Bế, huyện Vĩnh Lại vào thời Lê và Nguyễn. Ngày nay, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, thờ vị thần sông nước coi khúc sông.
Đền Tranh một năm có ba mùa lễ hội, lễ hội đền Tranh có quy mô rất lớn, hàng năm thu hút khách nhiều tỉnh phía Bắc, đây được xem là một trong những hội lớn của Hải Dương, có sức hấp dẫn lạ thường, đặc biệt với các bà các cô ở các thành phố, bởi thế khách thập phương đến đây rất đông. Không chỉ trong những ngày hội (thường kéo dài tới 7 ngày) mà những ngày thường cũng không ít khách đến lễ và không thể thiếu tiết mục hát chầu văn.
Văn miếu Mao Điền
Nằm bên quốc lộ 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng, văn miếu Mao Điền ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là một kiến trúc bề thế và cổ kính. Nơi thờ các bậc nho học này có lịch sử vẻ vang với hàng ngàn cử nhân, tiến sĩ đã được đào tạo và đỗ đạt.
Làng gốm Chu Đậu
Gốm Chu Đậu, huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương được coi là gốm Đạo, gốm bác học, nó toát lên vẻ đẹp dung dị của người Việt Nam, một bản sắc Thuần Việt biểu trưng của nền văn minh châu thổ sông Hồng. Nét đặc trưng của Gốm Chu Đậu thể hiện ở kiểu dáng, màu sắc, văn hóa và các họa tiết tinh xảo. Những hoa văn trang trí trên Gốm Chu Đậu khiến người xem cảm nhận được bản sắc văn hóa của con người Việt Nam.
Không chỉ thu hút khách trong nước, làng gốm Chu Đậu còn hấp dẫn đông đảo khách nước ngoài; trong đó có nhiều đoàn khách nước ngoài là những nhà khoa học có nhu cầu nghiên cứu về không gian, địa bàn cư trú, phong tục tập quán, các di vật gốm cũ, các lò, công cụ chế tạo gốm cổ.
5. Đặc sản nổi tiếng ở Hải Dương
Vải thiều Thanh Hà
Đây la một đặc sản mùa vụ rất nổi tiếng của Hải Dường nói riêng và của Việt Nam nói chung. Khi những tiếng he cất tiếng báo hiệu mùa hè đến cũng là lúc vườn vải nhuộm một màu đỏ sậm. Cũng từ khi ấy, khắp các con đường đổ vào các thị trường tiêu thụ lớn đều tràn ngập màu đỏ của vải. Nếu tháng 5 bạn có mặt ở Thanh Hà, huyện Nam Thanh, Hải Dương bạn sẽ thấy làng quê như có hội. Trái vải thiều Thanh Hà lớn cỡ ngón chân cái, tạo thành chùm, vỏ màu đỏ sậm hơi sần sùi. Bóc vỏ ra, bên trong sẽ là một lớp cùi trắng nõn, mọng nước, vị ngọt dịu mát thanh thanh, thơm của nước vải ngấm tận chân răng. Đặc biệt, mùi thơm của vải khi ăn xong vẫn còn vương vấn mãi trên môi.
Bánh dày Gia Lộc
Khách qua đường dừng chân lại thị trấn Gia Lộc (Hải Dương) thường ăn chiếc bánh dày, uống chén trà hoặc mua vài gói bánh về làm quà cho người thân. Đôi khi, chỉ một lần thưởng thức rồi nhớ mãi hương vị để lần sau có dịp đi qua nhất định lại ghé nơi này. Thưởng thức thứ bánh này, bạn sẽ thấy khoan khoái, cảm nhận dư vị đậm đà của hương nếp trong từng miếng bánh quyện vơi hương thơm lá chuối. Bánh dày ăn kèm với giò lụa, xôi nén, ăn chung với chả là thứ quà sáng đặc trưng của người dân địa phương.
Bánh đậu xanh
Đây là một loại bánh ngọt truyền thống rất nổi tiếng của Hải Dương, bánh được làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường cùng với dầu ăn hoặc mỡ heo ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20. Bánh được cắt thành các hình khối lập phương nhỏ, hoặc hình tròn,… có màu sắc vàng tươi, mịn và thơm nức. Mỗi khi thưởng thức, bỏ từng miếng bánh đậu xanh vào trong miệng bạn có thể cảm nhận được những tinh túy của đất trời, hương thơm của bánh đang tan dần trong miệng mà dư âm của nó vẫn còn phảng phất mãi không thôi.
Bánh gai Ninh Giang
Chiếc bánh gai được làm từ bột nếp, đậu xanh, ăn dẻo và thơm thì ai cũng biết nhưng bánh gai Ninh Giang lại mang một hương vị rất riêng của vùng đất Hải Dương. Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa cùng với lá gai giã nhuyễn, tạo màu đen huyền hấp dẫn. Nhân bánh có mùi thơm đặc trưng của đậu xanh bỏ vỏ vùa xốp và mịn. Bánh gai cũng đòi hỏi bạn phải biết cách thưởng thức, cắn từng miếng nhỏ để ngọt tan nơi đầu lưỡi. Mùi thơm của lá gai, độ sần sật của mứt bí và ngậy của mỡ lợn khiến người ta phải nhâm nhi chầm chậm từng chút một.
Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Hải Dương tự túc từ A-Z mà Du Lịch Thái Dương đúc kết được, hy vọng với những gợi ý này sẽ giúp bạn có được chuyến đi sắp đến có nhiều trải nghiệm thú vị sắp tới.
Cố thể bạn quan tâm:
- Những điểm đến nổi tiếng nhất định phải ghé tham tại Hải Dương
- Những món ngon dân dã nhắc đến là thèm tại Hải Dương