Dulichthaiduong.com – Từng là kinh đô thứ hải của triều đại Nhà Trần, mãnh đất Nam Định tưởng như không có gì thú vị nhưng lại ẩn chứa nhiều điểm đến cực kỳ quyến rũ mà có thể bạn không ngờ tới.
Danh mục nội dung
1. Tòa giám mục Bùi Chu
Tòa giám mục Bùi Chu thuộc địa phận xã Xuân Ngọc – huyện Xuân Trường. Theo các tài liệu hiện lưu lại tại Tòa Giám mục Bùi Chu, giáo xứ Bùi Chu được thành lập khoảng năm 1730. Cơ sở vật chất của giáo xứ thời ấy còn khá đơn sơ.
Hiện nay, nằm giữa tòa chính và khu Nhà chung Tòa giám mục còn một ngôi nhà bốn gian lợp ngói, kiến trúc giống hệt như ngôi chùa của Phật giáo với kiểu chồng rường, khung bạo, con sơn, kẻ bẩy truyền thống, chạm khắc hoa lá cách điệu của nét họa tiết đầu thế kỷ XVIII.
2. Nhà thờ đổ Nam Định
Mặc dù đã bị phá hủy, nhưng khu nhà thờ đổ ở bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu vẫn là một điểm đến yêu thích được nhiều bạn trẻ gần xa đến check-in khi có dịp đến với nơi này. Nằm khép mình bên bãi biển hoang sơ, nhưng nhà thờ đổ vẫn mang trong mình những nét bí ẩn, hoang sơ mà không một du khách nào có thể cưỡng lại nổi khi tới nơi đây.
3. Khu di tích Đền Trần
Khu di tích Nhà Trần thuộc phường Lộc Vượng – Tp.Nam Định – tỉnh Nam Định, cách trung tâm thành phố 3km. Theo như sử cũ cho biết, vào năm 1239, nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm.
Đến năm 1262, Thượng Hoàng đến chơi hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên là phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trùng Quang để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng hoàng ) về ở. Phía tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng thì về nghỉ tại đó.
4. Chùa Cổ Lễ
Chùa Cổ Lễ nằm ại thị trấn Cổ Lễ – huyện Trực Ninh – tỉnh Nam Ðịnh. Từ Tp.Nam Ðịnh, qua cầu treo trên sông Ðào, đi theo đường 21 khoảng 15km là tới thị trấn Cổ Lễ, qua một cây cầu nhỏ rẽ phải khoảng chừng 200m là đến chùa.
5. Cánh đồng muối Hải Hậu
Đến nơi này bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hoàng hôn dần buông trên những cánh đồng muối trải dài dọc bờ biển đẹp như tranh vẽ. Trong bóng chiều nhập nhoạng, những đôi tay chai sần thoăn thoắt cào muối không phút ngơi nghỉ. Sau đó, những đôi chân trần gân guốc hì hục kéo mấy chiếc xe cút kít chở đầy muối về nhà sau một ngày nhọc nhằn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Bóng những người diêm dân như một nét chấm phá cho khung cảnh cánh đồng muối rộng lớn.
6. Bãi biển Thịnh Long
Thịnh Long là bãi biển sạch, trải dài hơn 3 km với dải cát mịn thoải, không bị bùn lún, êm đềm và thơ mộng thuộc thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Mặc dù là bãi tắm mới, nhưng nước biển có độ mặn cao, sóng lớn hấp dẫn nhiều du khách trong mùa hè oi bức.
Đến với biển Thịnh Long là đến với vẻ đẹp nguyên sơ, môi trường chưa bị ô nhiễm. Những hàng phi lao trên bờ biển xa ngút tầm mắt tô điểm cho biển Thịnh Long một vẻ đẹp thuần khiết, khoáng đạt. Ngoài ra, các loại đặc sản biển ở đây nhiều, ngon và rẻ hơn so với nhiều khu du lịch biển khác ở miền Bắc.
7. Chợ Viềng
Nằm tại xã Kim Thái – huyện Vụ Bản đây là khu chợ phiên có tiếng từ lâu của miền Bắc, mỗi năm chỉ họp duy nhất có một lần đầu xuân năm mới. Nơi đây có nhiều các mặt hàng chủ yếu là cây trồng, vật nuôi, thực phẩm, đặc sản…
Khung cảnh mua bán náo nhiệt ở chốn này một phần cũng bởi người bán chẳng bao giờ nói thách và người mua cũng chẳng phải mặc cả. Do vậy, người ta coi việc đi chợ Viềng mua đồ như một cách để cầu may. Đó chính là nét duyên độc đáo mà không phải phiên chợ nào cũng có.
8. Vườn quốc gia Xuân Thủy
Trên hành trình khám phá mãnh đất thành Nam này có một địa điểm mà bạn nhất định phải đến, đó chính là vườn quốc gia Xuân Thủy. Nằm tại huyện Giao Thủy, phía Nam cửa Ba Lạt, đã từng được UNESCO công nhận thuộc khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đến đây bạn sẽ được hòa mình cùng thiên nhiên trong xanh, không khí mát lành, chim muông hót líu lo…
9. Cầu ngói chùa Lương
Cầu ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, bắc qua sông Hoành, cách chùa Lương hơn 100m. Cầu có 9 gian uốn cong tựa cầu vồng trên 18 trụ đá vững chãi, mặc dù cầu tuy chạm, khắc đơn giản song thể hiện hài hoà nét kiến trúc cổ truyền.
Hệ thống mái nhà cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, nhìn từ xa sẽ thấy tựa hình con rồng đang vươn mình bay lên. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác.
Có thể bạn quan tâm: