Santourgiare.com – Thit trâu gác bếp, Pa pỉnh tộp, cơm lam, thịt chua,… là những món ngon đặc sản khó quên mà bạn nhất định phải thử khi đến với mãnh đất Sơn La.
Danh mục nội dung
1. Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu sau khi được chọn lọc sẽ đem đi ướp với các hương vị đặc trưng của miền núi, thêm ớt, tiêu rừng cùng mắc khén rồi đem gác trên bếp cho khô dần, ngoài nhìn cháy đen nhưng bên trong lại vẫn giữ được màu đỏ nguyên của thịt, đặc sản Tây Bắc cứ như vậy mà ra đời. Món ăn có phần dân dã nhưng hương vị thì đảm bảo đã thử một lần rồi thì bạn sẽ chẳng bao giờ quên. Ai về thăm núi rừng Tây Bắc đều mua về ít thịt trâu gác bếp về bảo quản, vừa làm đồ ăn vặt, vừa phục vụ những buổi “nhậu” cùng bạn bè.
2. Pa pỉnh tộp (cá nướng gập
Món ăn này có cái tên nghe lạ và khó hiểu vô cùng nhưng thực chất chính là món cá suối nướng của người dân tộc Thái. Từng con cá được bắt ngay tại những con suối, rửa sạch, đem mổ dọc sống lưng rồi nhân các gia vị như: gừng, sả, quan trọng nhất là mắc khén, cuộn lại kẹp que tre đem nướng trên bếp than nướng, để từng thớ thịt cá thấm đượm vị ngọt cũng như mùi thơm của các loại gia vị. Pa pỉnh tộp ngon nhất là ăn cùng với xôi nếp ta, quyện vị ngọt của cá cùng mùi thơm của xôi làm say đắm lòng người.
3. Cơm lam
Vẫn là gạo nếp mới nhưng lại được nấu trong những ống tre, đậy lại bằng lá chuối hoặc lá rong tươi. Mùi thơm của gạo nếp mới chín hòa cùng mùi thơm thanh nhẹ của lá rong, của ống tre nướng trên bếp củi, hòa quyện hài hòa làm nên miếng cơm dẻo thơm ấm nồng bên bếp lửa nơi núi rừng Tây Bắc.
4. Thịt chu
Đây là món ăn mang đậm nét văn hóa riêng của người Dao Tây Bắc và thường được thưởng thức trong những dịp lễ tết đặc biệt hoặc khi đón tiếp khách quý đến nhà chơi. Từng miếng thịt ba chỉ sẽ được làm sạch, khía cho mau ngấm, sát muối hột, thêm chút cơm nguội rồi đem ngâm trong từng chiếc chum lớn. Hương vị đậm đà của thịt muối ăn kèm với chút lá lốt, tất cả làm nên món ăn đậm phong vị miền núi của người Dao.
5. Nộm da trâu
Tại vùng đất Sơn La này, da trâu lại là một món ăn ngon vô cùng lạ miệng và độc đáo. Món ăn nổi tiếng của người Thái tại nơi này chính là món thấu da trâu và nộm ra trâu. Để làm ra được món ăn độc đáo này người dân nơi đây thường phải sơ chế qua nhiều giai đoạn như: hơ qua lửa, ngâm nước rồi khéo léo lọc da thật mỏng, thật đều tay mới có thể làm mềm được nguyên liệu hết sức khó chiều này.
Người vùng cao không dùng chanh hay giấm để bóp nộm mà kết hợp da trâu với nước măng chua tạo thành hương vị khác lạ. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được da trâu sần sật, có hương thơm củ rau mùi tàu, mùi ta, vị bùi bùi của đậu phộng cùng vị chua thanh của măng rừng ngâm ngấu rất thú vị. Nộm da trâu là món nhắm rượu tuyệt vời ở nơi vùng cao này.
6. Cháo mắc nhung
Đây là món ăn được chế biến từ một thứ quả màu xanh cùng họ với cà chua nhưng chỉ bé bằng hạt đu đủ chín, có vị cay cay, đắng ngọt.
Sau mùa gặt, quả mắc nhung gieo vãi trên nương bắt đầu chín mọng, bà con nơi này hái đem về rửa sạch, thêm gừng xả, trộn với gạo tấm, tưới thêm ít nước đủ chín, túm vào lá chuối buộc chặt vùi trong tro bếp nóng, hoặc đồ xôi, chỉ 30 phút sau sẽ có ngay một món ăn sền sệt, ngăm ngăm đắng, thơm cay là lạ đầy hấp dẫn và chấm với xôi rất hợp khẩu vị.
7. Xôi sắn
Xôi sắn là món ăn đã quá quen thuộc của người Thái vùng Tây Bắc. Sắn bà con đào từ nương về bóc vỏ, rửa sạch rồi nạo thành từng sợi nhỏ trộn lẫn với gạo nếp cho vào chõ đồ lên. Để xôi vừa dẻo và không dính tay, lâu thiu người Thái không dùng các loại chõ sành, chõ kim loại vì có nhược điểm thường gây ra “ướt xôi” không ngấm nước.
Cái chõ này được làm bằng những khúc gỗ có đường kính nhỏ, gỗ mềm đem về cắt khúc, cưa rỗng giữa, tạo dáng đẹp như một đài hoa, thon nhỏ từ dưới lên trên, đáy chõ có hai thanh tre nhỏ để đặt tấm đan thưa đỡ gạo khi cho gạo vào chõ xôi. Phần chõ lại được đặt trên một cái ninh đồng, thay cho nồi. Dùng loại chõ gỗ có ưu điểm gỗ hút hơi nước lên, xôi chín dẻo, khô.
Khi xôi chín sẽ được đổ xôi ra mâm, dàn mỏng dùng quạt, quạt cho xôi nguội nhanh. Rồi cho xôi vào các “giỏ” đan bằng mây có nắp đậy, có quai treo lên cột nhà. Đến bữa đem ra dùng hoặc đem đi làm nương ăn rất tiện. Thức ăn chỉ cần là gói muối ớt, hoặc con cá nướng.
8. Xoài trứng Yên Châu
Mặc dù có vẻ ngoài không được bắt mắt cho lắm, nhưng nếu bạn đã ăn một lần là sẽ nhớ vị thơm vị ngọt của nó. Xoài Yên Châu ngọt, thơm khác hẳn với những loại xoài ở vùng khác. Khi chín sẽ có màu vàng, tỏa hương thơm hấp dẫn, đến mức rửa tay rồi, hương thơm của xoài vẫn vấn vít, thoang thoảng. Xoài Yên Châu có vị ngọt đậm nhưng lại thanh mát cho nên không có cảm giác khé cổ bởi ngọt quá.
Xoài Yên Châu ngon nhất là được trồng tại Sặp Vạt, Chiềng Pằn, Viêng Lán,… của vùng đất Yên Châu. Trọng lượng từ 200 – 250g, nhựa quả trắng, trong, nhựa cây dạng sữa đục ngà, vỏ quả xanh nhạt, có các đốm lấm tấm, hạt dẹt nhiều xơ.
Có thể bạn quan tâm:
- Tất tần tật kinh nghiệm du lịch Sơn La tự túc từ A-Z, đi đâu, chơi gì, ở đâu ?
- Những địa điểm du lịch không được bỏ qua tại Sơn La